Nghiên cứu sử học về sự Kitô giáo hóa Đế quốc La Mã
Nghiên cứu sử học về sự Kitô giáo hóa Đế quốc La Mã

Nghiên cứu sử học về sự Kitô giáo hóa Đế quốc La Mã

Sự khuếch trướng của Kitô giáo từ gốc gác mơ hồ của nó vào khoảng năm 40, bấy giờ mới có ít hơn 1.000 tín đồ, thành tôn giáo lớn nhất của toàn bộ Đế quốc La Mã vào khoảng năm 350 CN, đã được khảo cứu dựa trên nhiều hướng nghiên cứu sử học khác nhau.Cho tới những thập kỷ cuối của thế kỷ 20, rất nhiều chuyên gia vẫn chấp nhận giả thuyết sụp đổ của Edward Gibbon trong cuốn The History of the Decline and Fall of the Roman Empire, một tác phẩm sử học được xuất bản vào năm 1776. Gibbon cho rằng Pagan giáo vốn đã suy sụp kể từ thế kỷ thứ 2 và rốt cuộc bị trừ khử do chính sách áp đặt Kitô giáo theo kiểu từ-trên-xuống của Constantine, hoàng đế La Mã đầu tiên theo đạo Kitô, và các hoàng đế hậu thân vào thế kỷ thứ 4.Trong suốt 200 năm, giả thuyết của Gibbon và các phiên bản cải thiện của nó — mô hình xung đột và mô hình lập pháp — đã đưa ra được một trình thuật quan trọng về quá trình này. Mô hình xung đột cho rằng Kitô giáo lớn mạnh trong sự xung đột với Pagan giáo, giành được chiến thắng chỉ khi các hoàng đế La Mã bắt đầu cải đạo Kitô và áp dụng quyền lực nhằm ép buộc nhân dân phải cải đạo theo. Mặt khác, mô hình lập pháp thì dựa trên Bộ luật Theodosian chế bản năm 438.Vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, các khám phá mới về văn liệu cùng các nghiên cứu mới trong ngành khảo cổ và tiền tệ học, bên cạnh các lĩnh vực mới nổi như xã hội học và nhân học, kết hợp với mô hình tính toán hiện đại, đã đánh đổ phần lớn cách hiểu cũ về chủ đề này. Theo các giả thuyết hiện đại, Kitô giáo bén rễ vào thế kỷ thứ 3, trước thời Constantine; Pagan giáo phải tới tận thế kỷ thứ 4 mới lụi tàn; và quyền lập pháp thực chất không có ảnh hưởng mấy cho đến đời Justinian I (trị 527-565).[1] Vào thế kỷ 21, mô hình xung đột không còn trọng lượng nữa, trong khi mô hình cơ sở lại trở nên thời thượng.[2]Các học thuyết khác lại dựa trên các giả thiết về tâm lý học hoặc tiến hóa của chọn lọc văn hóa, theo đó thì nhiều học giả thế kỷ 21 khẳng định rằng các mô hình xã hội học như thuyết mạng lưới và sự khuếch tán phát kiến cho ta cái nhìn rõ ràng nhất về sự biến chuyển xã hội.[3] Ngành xã hội học cho rằng đạo Kitô đã lan rộng theo chiều từ-dưới-lên; sở dĩ vì nó bao gồm các tập tục và ý tưởng như từ thiện, chủ nghĩa quân bình, tính dễ tiếp cận và một thông điệp rõ ràng, thu hút được các tầng lớp nhân dân. Hiệu ứng của sự biến chuyển tôn giáo này vẫn đang bị tranh cãi.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nghiên cứu sử học về sự Kitô giáo hóa Đế quốc La Mã https://www.academia.edu/38253240 https://doi.org/10.13140%2FRG.2.2.36486.52804 https://doi.org/10.1007%2F978-1-4471-2858-8_26 https://www.academia.edu/3165829 https://www.worldcat.org/oclc/873814450 https://doi.org/10.4324%2F9781315847887 https://ccel.org/ccel/gibbon/decline/decline.v.xlv... https://doi.org/10.1017%2FCBO9780511973451 https://doi.org/10.4324%2F9781315103334 https://api.semanticscholar.org/CorpusID:213344890